Hiển thị các bài đăng có nhãn CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2024

XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM THEO TINH THẦN CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA

 


            Khẳng định ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười Nga, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”[1]. Cách mạng Tháng Mười Nga không chỉ đưa các tầng lớp nhân dân lao động Nga thoát khỏi thân phận bị áp bức, bóc lột trở thành người làm chủ xã hội, làm chủ đất nước, mà còn mở ra một thời đại mới trong lịch sử nhân loại: thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, soi sáng con đường cho các dân tộc bị áp bức và giải phóng hàng triệu người lao động trên trái đất. Cách mạng Tháng Mười Nga đã biến nước Nga Sa hoàng lạc hậu và chịu tổn thất nặng nề sau chiến tranh thành một siêu cường đứng đầu hệ thống xã hội chủ nghĩa một thời kỳ dài trong lịch sử, là chỗ dựa cho hàng trăm dân tộc đứng lên chống ách thống trị của chủ nghĩa thực dân đế quốc, giành độc lập dân tộc, bảo vệ hòa bình thế giới. Có thể khẳng định rằng, nếu không có Cách mạng Tháng Mười, nhân loại không thể sống trong kỷ nguyên độc lập, tự do. Ngay trong lòng chủ nghĩa tư bản hiện đại, những quyền dân sinh, dân chủ, quyền con người… mà nhân dân lao động có được cũng nhờ ảnh hưởng to lớn của Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại.

Thứ Ba, 16 tháng 4, 2024

Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề nhân quyền (Kỳ 1)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân quyền là tư tưởng nhân sinh quan đạo đức gắn với pháp quyền nhằm bảo đảm quyền “là người và làm người” của tất cả mọi người, trước hết là người lao động, gắn với quyền dân tộc - giai cấp, thông qua thực hành bảo đảm nhân quyền nhằm góp phần cải tạo thế giới theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). 

Trên cơ sở nhân phẩm truyền thống “người ta là hoa của đất” và “trọng dân”, Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng, phát triển sáng tạo tư tưởng của V.L.Lê-nin (1870-1924) về quyền dân tộc tự quyết dưới CNXH; tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái của Cách mạng tư sản Pháp năm 1789; tư tưởng “Tam dân” (dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc) của Tôn Trung Sơn (1866-1925) và tư tưởng về quyền tự nhiên của mỗi cá nhân trong luật nhân quyền quốc tế thành quyền độc lập, tự do, hạnh phúc gắn CNXH của mỗi người và dân tộc Việt Nam trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin. Đây là tư tưởng - lí luận để Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam vận dụng, phát triển sáng tạo trong thời kỳ đổi mới.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân phẩm, nhân quyền

Về nhân phẩm. Hồ Chí Minh xem xét nhân phẩm từ bản tính nhân văn của chính con người. Người từng mượn câu “Nhân chi sơ, tính bản thiện” để giải thích vấn đề Thiện - Ác một cách giản dị: “Trên quả đất, có hàng muôn triệu người. Song số người ấy có thể chia thành hai hạng: Người thiện và người ác. Trong xã hội, tuy có trăm công, nghìn việc. Song những công việc ấy có thể chia làm 2 thứ: việc chính và việc tà. Làm việc chính, là người thiện. Làm việc tà là người ác”[1].

Đối với Hồ Chí Minh, “thiện, ác vốn chẳng phải là bản tính cố hữu. Phần nhiều do giáo dục mà nên” [2]; một người có nhân phẩm thì việc thiện dù nhỏ mấy cũng làm, việc ác thì nhỏ mấy cũng tránh. Người cho rằng, vấn đề thiện ác, nhân phẩm ở con người truyền thống cơ bản thể hiện ở nhân nghĩa và đạo đức. Đạo đức và nhân quyền (hay quyền con người) là những cách thể hiện khác nhau của bản tính nhân bản con người mỗi khi con người hiện diện trong cộng đồng và trong xã hội dưới những góc độ và vai trò khác nhau.

Khi tiếp cận chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh coi đạo đức, nhân phẩm chính là yếu tố có sức ảnh hưởng lớn lao đến nhận thức, tình cảm của mọi người, chứ không phải chỉ yếu tố thiên tài tư tưởng. Thực vậy, trong bài “Lênin và các dân tộc phương Đông” (1924), Người viết: “Không phải chỉ thiên tài của Người mà chính là tính coi khinh sự xa hoa, tinh thần yêu lao động, đời tư trong sáng, nếp sống giản dị, tóm lại là đạo đức vĩ đại và cao đẹp của người thầy đã ảnh hưởng lớn lao tới các dân tộc châu Á và đã khiến cho trái tim của họ hướng về Người không gì ngăn cản nổi” [3].

Nhân phẩm gắn liền với các giá trị nhân văn tiến bộ và cả những giá trị nhân văn có tính “vượt trước” của dân tộc và nhân loại. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, những phẩm chất đó được Người nâng lên tầm cao mới, như: Từ “con người tư duy” duy lí của phương Tây và “cái tâm” hay tấm lòng của con người phương Đông được tích hợp thành “sống sao có tình có nghĩa”, “học gắn với hành”, “nói đi đôi với làm” sao cho hài hòa giữa tài và đức; từ lòng nhân ái yêu thương con người của nhân loại được nâng lên thành chủ nghĩa nhân đạo cộng sản, mang bản sắc Việt Nam; từ lòng yêu nước truyền thống được nâng lên thành chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong thời đại cách mạng XHCN; từ truyền thống đoàn kết, tình nghĩa của dân tộc được nâng lên thành truyền thống đoàn kết dân tộc gắn với đoàn kết quốc tế… Qua đó, theo nhà báo Liên Xô Ôxip Manddenxtam (năm 1923): “từ Nguyễn Ái Quốc đã tỏa ra một thứ văn hóa, không phải văn hóa châu Âu, mà có lẽ là nền văn hóa tương lai”.

Về nhân quyền, trong lời mở đầu của Tuyên ngôn Nhân quyền Thế giới năm 1948 thừa nhận phẩm giá (nhân phẩm) và các quyền bình đẳng, không thể tách rời của mọi thành viên trong gia đình nhân loại. Nhân quyền là sự biểu hiện của nhân phẩm bằng pháp luật trong xã hội.

Hồ Chí Minh, thông qua Tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945, đã gắn quyền cá nhân với quyền độc lập - tự do - hạnh phúc của tất cả các dân tộc. Như vậy, Người đã mở rộng quyền con người gồm cả quyền dân tộc tự quyết. Một điểm cần nhấn mạnh là, phải đến năm 1966, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR) và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR) mới gắn quyền dân tộc tự quyết với quyền con người.

Sở dĩ như vậy vì Hồ Chí Minh thực sự coi trọng việc thực hành mối quan hệ biện chứng giữa quyền cá nhân và quyền của các cộng đồng (dân tộc - tộc người, tôn giáo, giới…) với quyền độc lập, tự do, hạnh phúc của dân tộc - quốc gia, phù hợp với điều 55, Hiến chương LHQ năm 1945 ghi nhận quyền của dân tộc - quốc gia chỉ thuộc về tất cả dân cư thường xuyên sinh sống trên lãnh thổ của dân tộc - quốc gia mới, bởi họ là chủ thể của pháp luật quốc tế.

Nhân quyền mang bản chất tổng hòa các quan hệ xã hội - pháp lí của nhân phẩm và được biểu hiện ở nhân cách văn hóa. Người coi nhân quyền chủ yếu là sản phẩm hiện thực giành được của con người trong cuộc đấu tranh với thế giới tự nhiên, xã hội và với bản thân, đặc biệt trong cuộc đấu tranh chống áp bức, bóc lột, và gắn với trình độ phát triển kinh tế, văn hóa trong mỗi thời kỳ lịch sử của dân tộc và nhân loại.

Vì vậy, nhân quyền luôn mang bản sắc dân tộc và giai cấp và phụ thuộc vào mỗi chế độ chính trị - xã hội và mỗi nền văn hóa dân tộc. Nhân quyền không chỉ giới hạn ở khía cạnh thực thể tự nhiên - xã hội, mà mang bản chất “tổng hòa các quan hệ xã hội” [4] (C.Mác), trước hết là quan hệ pháp lí, của nhân phẩm, và được biểu hiện ở nhân cách văn hóa. Do đó phải làm thế nào cho văn hóa vào sâu trong tâm lí quốc dân... phải làm thế nào cho ai cũng có lí tưởng tự chủ, độc lập, tự do… ai cũng hiểu nhiệm vụ của mình và biết hưởng hạnh phúc của mình nên được hưởng [5].

Nhân quyền được ghi nhận ở cả quyền công dân và quyền con người thông qua pháp luật cùng các thể chế văn hóa tự quản trong xã hội. Kế thừa tư tưởng này của C.Mác, Hồ Chí Minh sử dụng cả hai thuật ngữ nhân quyền và dân quyền (quyền công dân) và luôn coi trọng mối quan hệ thống nhất giữa chúng nhằm thực hiện quyền độc lập, tự do, hạnh phúc của dân tộc - quốc gia trên cơ sở tôn trọng, bảo vệ, thực hiện quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của mỗi người Việt Nam.

Thứ Năm, 11 tháng 4, 2024

HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH GÓP PHẦN BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG

V.I. Lênin đã từng chỉ: “Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng”, “chỉ đảng nào có được một lý luận tiền phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiền phong” [1]. Một chính đảng có thể trở thành một loại hình tổ chức khác nếu không có một nền tảng tư tưởng vững chắc. Nền tảng tư tưởng của Đảng là bộ phận quan trọng, là nhân tố căn bản, cốt lõi, tạo cơ sở, tiền đề quyết định mọi hoạt động xây dựng, sinh hoạt và lãnh đạo của một Đảng. Nếu nền tảng tư tưởng thay đổi, tất yếu sẽ dẫn tới sự thay đổi về mục tiêu, lý tưởng, nguyên tắc tổ chức, phương hướng hoạt động chính trị của Đảng. Nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam là Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nội dung nền tảng đó vừa mang tính cách mạng vừa có tính khoa học sâu sắc. Thời gian đã và đang khẳng định bản chất cách mạng và khoa học, giá trị và sức sống bền vững của chủ nghĩa Mác - Lênin. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng chỉ đạo cơ bản trong sự nghiệp xây dựng Đảng, xây dựng đất nước. Thực tiễn cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã chứng minh, chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ thống tư tưởng khoa học của giai cấp công nhân, là thế giới quan khoa học và phương pháp luận của giai cấp và chính đảng của nó, nhằm đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và con người.

Từ khi ra đời đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn là đội tiên phong và là đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam; đồng thời, góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng và tiến bộ trên thế giới. Từ thực tiễn thế giới và những thành tựu, kinh nghiệm lịch sử của các nước xã hội chủ nghĩa trong thế kỷ XX, có thể thấy cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại với kinh tế tri thức chi phối không làm thay đổi giá trị vĩ đại mà chủ nghĩa xã hội hiện thực đem lại cho con người. Nhờ có chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng có được công cụ khách quan và khoa học để phân tích, đánh giá và giải quyết đúng đắn những vấn đề đặt ra trong thời đại mới. Cho đến nay, chủ nghĩa Mác - Lênin cùng những chỉ dẫn quý báu của Hồ Chí Minh vẫn giữ vai trò quyết định tới quá trình Đảng lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa và công cuộc đổi mới tại Việt Nam bởi nó tiếp tục soi sáng những vấn đề lý luận để giải quyết kịp thời các vấn đề thực tiễn đặt ra, đưa nước ta thực hiện thành công công cuộc đổi mới, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng năm 1991, Đảng ta đã khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”[2] Đây là bước phát triển lớn trong tư duy, nhận thức và hoạt động thực tiễn về nền tảng tư tưởng của Đảng. Sự khẳng định nền tảng tư tưởng của Đảng trong Cương lĩnh năm 1991, không chỉ bảo đảm sự thống nhất nhận thức trong toàn Đảng mà còn thể hiện rõ ý chí kiên quyết đấu tranh đối với những luận điệu sai trái, thù địch đi ngược lại tư tưởng cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, năm 2016, Đảng ta xác định: “Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam”[3], đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Đảng ta một lần nữa khẳng định: “Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”[4]. Hơn 93 năm đấu tranh cách mạng, xây dựng và đổi mới đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn kiên định, kiên trì theo đuổi và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, không ngừng thúc đẩy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh lên tầm cao mới. Cách mạng Việt Nam nhờ đó đã giành được thắng lợi vĩ đại trong công cuộc giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, mở ra con đường đổi mới xã hội chủ nghĩa với những bước đi đột phá và đạt được nhiều thành tựu có ý nghĩa lịch sử khiến cho “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế như ngày nay”[5]. Những thành tựu đó đã chứng tỏ sự kiên định, phát triển và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng ta là hoàn toàn đúng đắn, vừa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, vừa phù hợp với xu thế khách quan đúng như Đảng ta nhận định: “Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử là kết tinh sức sáng tạo của Đảng và nhân dân ta, khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại; khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam”[6].

Dưới sự lãnh đạo, dẫn dắt của Ðảng Cộng sản Việt Nam, dưới ánh sáng của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã liên tiếp giành thắng lợi vẻ vang trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Nhờ có Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng có được công cụ khách quan và khoa học để phân tích, đánh giá và giải quyết đúng đắn những vấn đề đặt ra trong thời đại. Có thể nói, công cuộc đổi mới ở nước ta là sự kế thừa và phát triển sáng tạo bản chất tư tưởng cách mạng và khoa học của Mác, Lênin và Hồ Chí Minh vào thực tiễn. Nhờ có đổi mới, kinh tế phát triển năng động với mức tăng trưởng khá; môi trường chính trị, văn hóa, xã hội ổn định và phát triển; quốc phòng, an ninh được giữ vững và tăng cường. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giúp cuộc cách mạng của chúng ta thành công, để nhân dân có cuộc sống ấm no, độc lập, tự do. Do đó, cần làm cho chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng HCM giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân.

Thời gian qua, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị tiếp tục thực hiện âm mưu, thủ đoạn của chiến lược “diễn biến hòa bình” đẩy mạnh các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, Quân đội ta. Chúng tung thông tin giả, xấu độc, xuyên tạc, đang từng ngày, từng giờ bằng rất nhiều các hình thức khác nhau, đặc biệt chúng tuyên truyền mạnh mẽ nhất trên internet và mạng xã hội. Mục tiêu của các thế lực thù địch đối với Việt Nam là nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xóa bỏ chủ nghĩa xã hội, xóa bỏ độc lập dân tộc của Việt Nam và buộc Việt Nam đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Các thế lực thù địch tập trung mọi cố gắng để chứng minh sự “lỗi thời” của chủ nghĩa Mác - Lênin, phủ nhận bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Trong bối cảnh hiện nay, trước những nguy cơ và thách thức lớn đối với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của Đảng đã nhấn mạnh: Đảng ta luôn giữ vững bản lĩnh chính trị, bản chất cách mạng và khoa học; kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn và ngày càng lớn mạnh. Để xây dựng và phát triển đất nước không còn con đường nào khác ngoài con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa, trên thực tế con đường này đã khẳng định được sự thành công rõ nét, thể hiện qua các thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và thành tựu của công cuộc đổi mới. Đai hội đại biểu lần thứ XIII của Đảng đã nêu rõ quan điểm chỉ đạo quá trình đổi mới và phát triển ở Việt Nam là: Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta là phải kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây được coi là một trong những vấn đề “mang tính nguyên tắc, có ý nghĩa sống còn đối với chế độ ta, là nền tảng vững chắc của Đảng ta, không cho phép ai được ngả nghiêng, dao động”. Vì vậy, hơn lúc nào hết việc học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chính là góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; là một nội dung cơ bản, hệ trọng, sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta. Ngược lại, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng không chỉ đơn thuần là bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mà còn là bảo vệ Đảng, bảo vệ Cương lĩnh chính trị, đường lối của Đảng; bảo vệ đội ngũ cán bộ, đảng viên; bảo vệ nhân dân; bảo vệ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để phát triển.

Ngày 09/02/2018, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Chỉ thị 23-CT/TW về “tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới” đã yêu cầu thực hiện tốt 05 nhiệm vụ và giải pháp, trong đó yêu cầu đặt ra là: tập trung lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt việc học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, gắn kết chặt chẽ với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thật sự coi trọng việc vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc định hướng phát triển và hoạt động thực tiễn ở địa phương, cơ quan, đơn vị một cách thiết thực và hiệu quả; đổi mới phương thức triển khai, phương pháp tiếp cận nghiên cứu trong công tác lý luận.

Trước bối cảnh trong nước và quốc tế có những diễn biến phức tạp khó lường, các thế lực thù địch, phản động đang ra sức tấn công nền tảng tư tưởng của Đảng trên mọi phương diện và bằng nhiều biện pháp, đã đặt ra cho Đảng, Nhà nước những yêu cầu, nhiệm vụ bức thiết là cần học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới. Để việc học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đạt hiệu quả góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng, thiết nghĩ cần chú trọng một số vấn đề sau:

Một là, Học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, trong đó đi đầu là đội ngũ cán bộ, đảng viên. Do đó, yêu cầu thiết yếu đặt ra là phải không ngừng củng cố, xây dựng các tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, có đủ năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, thực sự là hạt nhân chính trị ở cơ quan, đơn vị; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có đủ năng lực, uy tín và trình độ để giáo dục, thuyết phục và định hướng cho quần chúng trong đấu tranh phòng, chống các quan điểm sai trái, thù địch. 

Tiếp tục nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân về vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Quán triệt và thực hiện tốt Chỉ thị số 23-CT/TW, ngày 09/02/2018 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Kiên định và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trên cơ sở trung thành với nguyên tắc cách mạng, khoa học và nhân văn, đồng thời vận dụng sáng tạo, phát triển phù hợp lý luận mác xít với thực tiễn cách mạng Việt Nam và xu thế của thời đại. Đây là đòi hỏi khách quan, là yêu cầu có tính nguyên tắc, giữ vai trò nền tảng, then chốt đối với sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay.

Hai là, đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân, nhất là đối với thế hệ trẻ. Cần làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng giữ vai trò chủ đạo trong đời sống xã hội, bảo đảm thế hệ trẻ Việt Nam luôn trung thành với mục tiêu, lý tưởng của Đảng và với chế độ. Việc học tập lý luận chính trị phải được tiến hành thường xuyên, trở thành nhu cầu, nguyện vọng của mỗi cán bộ, đảng viên trong quá trình công tác.

Ba là, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

Trong giảng dạy cần nghiên cứu sâu sắc, toàn diện về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chỉ rõ những giá trị cốt lõi, những giá trị lý luận trường tồn, mà trước hết là thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử; học thuyết về giá trị thặng dư; học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội; học thuyết về xây dựng Đảng Cộng sản cầm quyền; lý luận về xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản; tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; tư tưởng về đại đoàn kết toàn dân tộc, về giải phóng và phát triển toàn diện con người. Đồng thời, cần chỉ rõ bản chất phản động, những luận điệu xuyên tạc, sai trái của các thế lực thù địch đối với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - Nền tảng tư tưởng của Đảng ta.

Tùy theo yêu cầu của mỗi cấp học, bậc học, cần đổi mới nội dung chương trình giảng dạy các môn chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh theo hướng khoa học, gắn lý luận với thực tiễn”. Nội dung chương trình cần bố trí hợp lý giữa kiến thức lý luận với những vấn đề thực tiễn, tăng cường bồi dưỡng kỹ năng vận dụng những kiến thức lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra. Ngoài ra, cần đẩy mạnh đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng hiện đại, áp dụng những phương pháp giảng dạy tích cực, đa dạng hóa các hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại để kiểm tra, giám sát nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị.

Bốn là, mỗi cán bộ, đảng viên phải nêu cao tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm, tính sáng tạo trong việc học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Để góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, tiếp tục kiên định, phát triển và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ, đảng viên cần không ngừng tự học tập, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ lý luận chính trị; có ý thức khắc phục triệt để bệnh “lười” học tập lý luận chính trị. Ngoài ra, cần quán triệt quan điểm biện chứng và nguyên lý phát triển khi học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là vừa không ngừng củng cố, nâng cao kiến thức để tăng “sức đề kháng”, khả năng “miễn dịch” trước những âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch song cũng vận dụng sáng tạo, không ngừng bổ sung, phát triển những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh lịch sử - cụ thể; tránh tư duy dập khuôn, máy móc, giáo điều làm xơ cứng, nghèo nàn những quan điểm, tư tưởng của các bậc tiền bối.

Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đã đề ra, hơn lúc nào hết, toàn Đảng, toàn dân ta cần kiên định mục tiêu, nền tảng tư tưởng, đồng thời học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình tổ chức thực hiện đường lối đổi mới đáp ứng yêu cầu của thời đại./.

Thứ Ba, 2 tháng 4, 2024

Bác bỏ những luận điệu xuyên tạc bài viết về Đảng của Tổng Bí thư

 

"Có một sự thật cần phải khẳng định chắc chắn rằng, bài viết “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng” nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2024) của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không chỉ thêm một lần khẳng định vị trí,vai trò lãnh đạo của Đảng, mà còn khơi dậy niềm tự hào về Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân, dân tộc Việt Nam anh hùng, góp phần cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Vì thế, những luận điệu xuyên tạc, bôi đen sự thật và phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đều là phản động; đều cần phải bác bỏ!

ĐẢNG LÀ ĐỘI TIỀN PHONG CỦA GIAI CẤP VÀ DÂN TỘC

Lịch sử là không thể bẻ cong! Vì sự thật là từ năm 1930 đến nay, ngoài Đảng Cộng sản - đội tiền phong của giai cấp và dân tộc, thì ở Việt Nam không có đảng phái, tổ chức chính trị của nhân sĩ, trí thức yêu nước hay của giai cấp tư sản dân tộc nào đủ năng lực, uy tín chính trị để lãnh đạo sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vị thế, vai trò lãnh đạo của Đảng cũng không chỉ được ghi rõ trong các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định, chuyên đề của Đảng; trong các công trình nghiên cứu, đánh giá, tổng kết về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, mà còn được các tầng lớp nhân dân tin tưởng và các chính đảng khác (Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội/Việt Cách, Việt Nam Quốc dân Đảng/Việt Quốc, Đảng Dân chủ, Đảng Xã hội…) ghi nhận chính là sự thật. 

 Thực tế, với Cương lĩnh chính trị đầu tiên (2/1930), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011); với Văn kiện 13 kỳ Đại hội đúng đắn của Đảng, đáp ứng được yêu cầu của lịch sử và đòi hỏi của dân tộc, thời đại, Đảng đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành thắng lợi trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, sáng lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; lãnh đạo nhân dân cả nước tiến hành thắng lợi các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm để bảo vệ nền độc lập dân tộc, thực hiện một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất (1930 -1975); đưa cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế sâu rộng (1975 - nay).

 Một đất nước Việt Nam ngày càng phát triển ổn định về mọi mặt, khẳng định được vị thế trong khu vực và trên thế giới trước những diễn tiến khó lường của tình hình quốc tế, trước những thách thức của biến đổi khí hậu, môi trường, an ninh lương thực… chính là minh chứng chứng minh nhận định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Nhìn lại chặng đường 1930 - 1975, chúng ta rất đỗi tự hào, tin tưởng và biết ơn sâu sắc Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại đã luôn luôn sáng suốt lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi vang dội này đến thắng lợi vang dội khác, viết tiếp vào lịch sử của Dân tộc Việt Nam văn hiến và anh hùng những trang vàng chói lọi, được thế giới ngưỡng mộ, đánh giá cao: Tiến hành thắng lợi cuộc Cách mạng Tháng Tám long trời lở đất, giành chính quyền về tay Nhân dân, đưa nước ta ra khỏi ách nô lệ của thực dân, đế quốc vào năm 1945; trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, kết thúc bằng Hiệp định Giơnevơ và thắng lợi của chiến dịch Điện Biên phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu; vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc, vừa đấu tranh chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, kết thúc bằng chiến dịch Điện Biên Phủ trên không và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử” trong bài viết nêu trên là hoàn toàn chính xác. Đồng thời, cũng chứng minh niềm tự hào: “Với tất cả sự khiêm tốn của người cách mạng, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đảng ta thật là vĩ đại! Nhân dân ta thật là anh hùng! Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” của Tổng Bí thư cũng như của đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân Việt Nam là không có gì sai.

 Bởi rằng, trên thực tế, “nhờ thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế bắt đầu phát triển và tăng trưởng liên tục với tốc độ tương đối cao trong suốt 40 năm qua với mức tăng trưởng trung bình gần 7% mỗi năm. Quy mô GDP không ngừng được mở rộng, năm 2023 đạt khoảng 430 tỉ đô la Mỹ (USD), trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 trong ASEAN và thứ 35 trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới. GDP bình quân đầu người tăng 58 lần, lên mức khoảng 4.300 USD năm 2023; Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm 2008 và sẽ trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 (khoảng 7.500 USD)… Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 22 toàn cầu. Dự trữ ngoại hối tăng mạnh, đạt 100 tỉ USD vào năm 2023. Đầu tư nước ngoài liên tục phát triển, vốn đăng ký tăng 32%, vốn thực hiện tăng 3%, đạt 23 tỉ USD trong năm 2023, cao nhất từ trước đến nay; và Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia hàng đầu ASEAN về thu hút FDI. Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của Việt Nam năm 2023 được các tổ chức quốc tế đánh giá đứng thứ 46/132 nước được xếp hạng” đúng như Tổng Bí thư đã khẳng định.

 Những con số “biết nói”, những kết quả đạt được đó không chỉ được nhân dân đồng tình, ủng hộ, tin tưởng mà còn được cộng đồng quốc tế đánh giá cao; không chỉ cho thấy việc Đảng “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật", "đổi mới tư duy" đã đề ra Đường lối đổi mới toàn diện đất nước, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” như Tổng Bí thư nhận định là không thể phủ nhận, mà còn cho thấy Đảng đại diện cho quyền lợi của giai cấp, dân tộc, đủ uy tín chính trị, trí tuệ, bản lĩnh, năng lực để lãnh đạo nhân dân tiến hành thắng lợi sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong 94 năm qua.

 Điều đó cũng có nghĩa là, những luận điệu xuyên tạc cho rằng Đảng Cộng sản Việt Nam là “độc tài”, là “công cụ của một số chính trị gia” hay “Đảng chăm lo đến phát triển kinh tế, một phần vì dân, nhưng chủ yếu là cho Đảng” và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “nói là khiêm tốn”, nhưng thật ra “niềm tự hào” đó “chứa đầy sự kiêu ngạo cộng sản” chỉ là sự suy diễn của các phần tử cơ hội, phản động, các thế lực thù địch! Việc Đảng Cộng sản Việt Nam bước lên vũ đài chính trị; khẳng định được vị trí, vai trò lãnh đạo cách mạng là sự thật và điều đó đã được hiến định tại Điều 4, Hiến pháp 2013. 

"Sự thừa nhận, tôn vinh của các tầng lớp nhân dân và cả hệ thống chính trị mới là sự thật; sự gắn bó mật thiết giữa Đảng với nhân dân, vì nhân dân phụng sự mới là sự thật và sự tự hào của Tổng Bí thư về Đảng cũng là sự thật chứ không phải “là tự hào một cách hoang tưởng”. Vì thế, có thể khẳng định chắc chắn rằng, nhận định của Tổng Bí thư “ở Việt Nam, không có một lực lượng chính trị nào khác, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam có đủ bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín và khả năng lãnh đạo đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đưa sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”trong bài viết là hoàn toàn đúng đắn.

KIÊN ĐỊNH ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG LÀ KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN

Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội chính là con đường cách mạng Việt Nam mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam lựa chọn, kiên định thực hiện dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Thực tế lịch sử thế giới hiện đại cho thấy rằng, chủ nghĩa cộng sản sẽ thay thế chế độ tư bản; đồng thời, “sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu như nhau”(1), vì “theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội”(2). Lý tưởng cao cả - “chủ nghĩa cộng sản không tước bỏ của ai cái khả năng chiếm hữu những sản phẩm xã hội cả. Chủ nghĩa cộng sản chỉ tước bỏ quyền dùng sự chiếm hữu ấy để nô dịch lao động của người khác”(3) và trong chủ nghĩa xã hội/giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản thì “ai cũng được làm việc, được ăn no mặc ấm, được học hành, người già yếu thì được giúp đỡ, các cháu bé thì được săn sóc. Nói tóm lại, xã hội chủ nghĩa là sung sướng ấm no”(4) vẫn luôn là niềm mơ ước của loài người tiến bộ; và đi lên chủ nghĩa xã hội vẫn là xu thế tất yếu của xã hội loài người trong thời đại ngày nay. Mà chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh được giải thích giản dị rằng: “Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân giàu nước mạnh”(5); là “nói một cách tóm tắt, mộc mạc, chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc”(6)…

Cho nên, việc Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam lựa chọn, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là không có gì thay đổi, bởi đó là câu nói “nằm lòng” của mỗi cán bộ, đảng viên, của mỗi người dân Việt Nam tin tưởng, đồng lòng đi theo Đảng, chịu sự lãnh đạo của Đảng; bởi đó là khát vọng, niềm tin, mục tiêu phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân Việt Nam. Con đường cách mạng đó không chỉ tạo nên sự thống nhất về nhận thức, ý chí cũng như hành động của Đảng, của đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, mà còn cho thấy việc những người nhân danh dân chủ đòi “từ bỏ con đường cộng sản” vì “chủ nghĩa xã hội mịt mù không thấy đích đến” chỉ là chủ kiến cá nhân, là ý tưởng của những nhóm người “ngáo” dân chủ tư sản.

Vì đi lên chủ nghĩa xã hội là phải trải qua nhiều thời kỳ, thậm chí là những khúc quanh, khúc ngoặt, cho nên trên những chặng đường lịch sử đó, nhất là ở vào những thời điểm có tính bước ngoặt, đầy cam go, thử thách thì Đảng Cộng sản Việt Nam càng phải được chú trọng xây dựng và chỉnh đốn gắn liền với đấu tranh chống tham nhũng để tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong tư tưởng và hành động; để xứng đáng với vai trò tiền phong, lãnh đạo đúng như Tổng Bí thư khẳng định: “Nhận thức sâu sắc sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc đổi mới và bảo đảm cho đất nước phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đặc biệt chú trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, coi đây là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa”

 Thực tế cũng minh định rằng, là một Đảng Mácxít - Lêninnít chân chính, luôn đoàn kết, thống nhất; trong đó, mọi cán bộ, đảng viên đều tuân thủ các nguyên tắc tập trung dân chủ, đoàn kết thống nhất, tự phê bình và phê bình, gắn bó mật thiết với nhân dân… nên trong Đảng không có sự “phân chia quyền lực”, “tranh giành quyền lực” như xuyên tạc. Đồng thời, Đảng cũng không có lợi ích gì khác ngoài lợi ích của Tổ quốc và nhân dân, nên chắc chắn Đảng Cộng sản Việt Nam không thể/không bao giờ “là liên minh của những người tranh giành quyền lực và quyền lợi”. Là một tập thể đoàn kết, thống nhất trong tư tưởng và hành động, nên đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực gắn với xây dựng, chỉnh đốn Đảng không phải là đấu đá phe cánh và đương nhiên cán bộ, đảng viên vi phạm Điều lệ Đảng, kỷ luật Đảng, vi phạm pháp luật, sa vào tham ô, tham nhũng là do suy thoái về đạo đức, lối sống chứ không phải do “sự độc quyền của Đảng” đã tạo ra những con sâu mọt, những nhóm lợi ích… như các thế lực thù địch bịa đặt, bôi đen. Hơn nữa, Đảng, Nhà nước Việt Nam đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng là để làm trong sạch Đảng và hệ thống chính trị, chứ tuyệt nhiên không phải là “thanh trừng nội bộ” và đương nhiên cuộc đấu tranh đó sẽ không bao giờ làm cho Đảng “yếu đi” hay “tan rã” như sự kích động của các phần tử cơ hội, phản động.

 

 

Thứ Hai, 1 tháng 4, 2024

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA LÀ TẤT YẾU KHÁCH QUAN, LỰA CHỌN CHÂN LÝ CỦA NHÂN DÂN; SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG LÀ NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH MỌI THẮNG LỢI

 


 

                                                        

Hòa bình – Độc lập – Tự do – Hạnh phúc là khát vọng tuyệt đối của Nhân dân Việt Nam. Con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội (CNXH) dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đáp ứng nguyện vọng. Sự lựa chọn con đường đi của mỗi dân tộc trên thế giới đều do lịch sử và nhân dân nước ấy tự quyết, trong đó Việt Nam. Vậy mà các thế lực thù địch vẫn nuôi dưỡng, rắp tâm phủ nhận công trình đồ sộ, nguyện vọng chính đáng của nhân dân ta bằng mọi âm mưu, thủ đoạn hòng xóa bỏ thành trì CNXH ở Việt Nam. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng khẳng định: “… lý luận về đường lối đổi mới, về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta ngày càng hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa”, và thực tiễn đã minh chứng điều vĩ đại đó”; “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2024

Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kế thừa, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam

 

Tin và đi theo chủ nghĩa Mác - Lênin nhưng thấu hiểu đặc tính “mở” của hệ thống lý luận ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh không tiếp thu theo lối giáo điều, sách vở, không bị trói buộc trong cái “vỏ” ngôn từ mà nắm lấy “cái thần”, cái “linh hồn sống” của chủ nghĩa Mác - Lênin là phép duy vật biện chứng. Nắm vững nguyên tắc thực tiễn của chủ nghĩa Mác - Lênin, Người nhận thức rõ sự khác biệt giữa xã hội Việt Nam và xã hội phương Tây nên đã khẳng định: “Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu. Mà châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại”.

Sau này, Người nói rõ hơn: “Học chủ nghĩa Mác - Lênin không phải nhắc như con vẹt Vô sản thế giới liên hiệp lại mà phải thống nhất chủ nghĩa Mác - Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam. Nói đến chủ nghĩa Mác - Lênin ở Việt Nam là nói đến chủ trương, chính sách của Đảng... Chủ nghĩa Mác - Lênin không phải ở đâu người ta cũng làm cộng sản, cũng làm Xô viết”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh ít khi nói đến các khái niệm, phạm trù hay quy luật của triết học Mác - Lênin, nhưng Người vận dụng những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam một cách rất linh hoạt và từ chính thực tiễn đó, Người rút ra nhiều kết luận mang tầm chân lý nhưng lại rất dễ hiểu để bổ sung, làm giàu cho chủ nghĩa Mác - Lênin. Với tư duy sáng tạo, Người đã phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin trên một loạt vấn đề căn cốt của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng giải phóng dân tộc cho đến cách mạng xã hội chủ nghĩa. Bằng cách đó, tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành dòng chảy tiếp nối chủ nghĩa Mác - Lênin trong một thời đại mới và không gian mới. Sự vận dụng, phát triển sáng tạo của Người đã làm cho học thuyết Mác - Lênin được “Việt Nam hóa”, phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam.

Người cũng giúp dân tộc ta thoát khỏi tâm lý thụ động để phát huy truyền thống tự lực, tự cường và nhờ đó, cách mạng Việt Nam giành được những thắng lợi vĩ đại. Người đã để lại bài học lớn: Chủ nghĩa Mác - Lênin là “kim chỉ nam” cho hành động cách mạng nhưng không phải là khuôn mẫu, là “linh đan kê sẵn”; nếu biến lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin thành “kinh thánh” và công thức sáo mòn thì tức là đã gạt bỏ nó ra khỏi thực tiễn không ngừng biến đổi. Vì thế, người trung thành nhất phải là người sáng tạo nhất.

Phản bác quan điểm cho rằng: Việt Nam đi theo con đường XHCN là thụt lùi, là chậm phát triển so với các nước TBCN

 

Đây là quan điểm sai trái và hết sức phản động nhằm phủ nhận Học thuyết Mác-Lê Nin và con đường đi lên CNXH của các nước XHCN trên thế giới trong đó có Việt Nam.

CNXH là sự lựa chọn của lịch sử Việt Nam nói riêng và lịch sử xã hội loài người nói chung. Trong biến thiên của lịch sử nhân loại, mỗi hình thái kinh tế xã hội đại diện cho lực lượng sản xuất của chế độ xã hội đó. Chế độ tư bản chủ nghĩa thay chế độ phong kiến bằng một lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ với các cuộc cách mạng công nghệ, giải phóng sức sản xuất tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội. Tuy nhiên bản chất của CNTB vẫn là BÓC LỘT, PHẢN ĐỘNG VÀ HIẾU CHIẾN.

Việc áp dụng thành tựu của khoa học công nghệ vào sản xuất thì sự bóc lột của giới tư bản đối với công nhân càng tinh vi mà tầng lớp giai cấp công nhân ở nước họ không thấy được. Ngày nay để che giấu sự bóc lột giá trị thặng dư giới tư bản đã điều chỉnh để thích nghi trong thời đại mới như cho công nhân mua cổ phần trong xí nghiệp, nhà máy, các tập đoàn kinh tế lớn…để công nhân có lợi ích trong đó mà gắn bó với xí nghiệp, nhà máy; ngoài ra họ còn điều chỉnh 1 số chính sách an sinh xã hội với người công nhân để họ ngộ nhận rằng họ đang được quan tâm về vật chất và tinh thần mà không thấy được họ đang bị lừa dối và bị bóc lột sức lao động ngày càng cao.

Bản chất của CNTB là phản động và hiếu chiến. Thế giới trải qua 2 cuộc chiến tranh thế giới là do chủ nghĩa thực dân, đế quốc tiến hành đề tranh giành thuộc địa, vơ vét tài nguyên ở các nước thuộc địa đem về chính quốc mà VN chúng ta là nạn nhân của sự “khai phá văn minh” cho dân tộc Việt. Sự phản động thể hiện bằng các cuộc cách mạng mang màu sắc mỹ miều: cách mạng màu Da cam, cách mạng nhung, cách mạng hoa tuy líp… để lật đổ các quốc gia không thân thiện với Mỹ và Tây Âu ở Nam Tư, Ucraina, 1 số quốc gia châu phi; lật đổ chế độ hợp pháp ở I Rắc, Li Bi…và hiện nay là cuộc chiến tranh ủy nhiệm ở Ucraina để chống lại nước Nga.

Việt Nam đi lên CNXH từ một nước nghèo vừa thoát ra khỏi 2 cuộc chiến tranh lại phải chống lại 2 cuộc xâm lược ở 2 đầu đất nước, lại phải chịu sự bao vây cấm vận của Mỹ và các nước phương tây nhưng Đảng ta vẫn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, với tầm nhìn chiến lược và tư duy sâu sắc Đảng ta đã kịp thời đổi mới từ đại hội VI (1986). 37 năm thực hiện đường lối đổi mới với 8 đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa đã đạt được những thành tựu về kinh tế, xã hội, xóa đói, giảm nghèo, thực hiện chính sách an sinh xã hội…được LHQ và các tổ chức quốc tế đánh giá cao; Việt nam là hình mẫu cho thế giới về “xóa đói, giảm nghèo” cho các quốc gia học tập; các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc Việt nam đã cơ bản hoàn thành. Việt Nam đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình trên thế giới và phấn đấu đến năm 2030 là quốc gia có thu nhập khá.

Nhìn sang nước láng giềng Trung Quốc, quốc gia cũng theo con đường XNCN, cũng do Đảng Cộng sản lãnh đạo đã có những bước phát triển kinh tế thần kỳ, là nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới, nhiều thành tựu về kinh tế, KHCN mà các nước phương tây phải thán phục. Việt Nam chúng ta đi lên CNXH với xuất phát điểm thấp, vừa thoát khỏi chiến tranh như đã nói ở phần trên, chúng ta tin tưởng rằng với sự lãnh đạo đúng đắng của đảng, sự khát vọng về xây dựng một nước Việt Nam hùng cường sánh vai với các cường quốc 5 Châu sẽ trở thành hiện thực trong tương lai không xa.

Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là hai bộ phận cấu thành nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam

 

Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả lịch sử và lôgíc từ sự kết hợp tự nhiên truyền thống yêu nước với chủ nghĩa Mác - Lênin; là sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin ở Việt Nam. Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh không chỉ trung thành với những nguyên lý của học thuyết cách mạng, khoa học và hiện đại này; không giáo điều mà chính là nắm lấy tinh thần, bản chất khoa học, cách mạng của nó để bổ sung, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời đại mới bằng thực tiễn của cách mạng Việt Nam. Sự bổ sung và phát triển sáng tạo ấy thể hiện rõ trong quá trình vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận về dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc; về thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, chú trọng xây dựng và chỉnh đốn Đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh; về xây dựng, tập hợp lực lượng, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân trong các hình thức mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi; về xây dựng nhà nước kiểu mới của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; về gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội và lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ chế độ tư bản chủ nghĩa; về rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên… trong tiến trình cách mạng Việt Nam hơn 9 thập niên qua.

Bản chất của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là khoa học và cách mạng, cho nên, không thể tách rời tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lênin; đồng thời, cũng không thể đề cao, tuyệt đối hóa tư tưởng Hồ Chí Minh mà phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, nhất là càng không thể lấy tư tưởng Hồ Chí Minh để thay thế cho chủ nghĩa Mác - Lênin và ngược lại. Thực tế, tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành từ cội nguồn chính yếu là chủ nghĩa Mác - Lênin và “trong khi giải quyết những vấn đề của cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin trên nhiều vấn đề.

Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với tiến trình cách mạng Việt Nam là không thể phủ nhận, bởi đó là linh hồn, ngọn cờ thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong hơn 90 năm qua: "Tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi soi sáng con đường cách mạng Việt Nam, con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội của toàn dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam".

Tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện rõ tính chặt chẽ, liên tục, nhất quán, bao quát và toàn diện đúng như Đại hội IX (4/2001) của Đảng khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại… Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta”.

 

Chủ nghĩa Mác - Lênin là cội nguồn lý luận cơ bản hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

 

Trong quá trình tìm đường cứu nước, bằng sự nhạy cảm chính trị và khảo sát kỹ lưỡng thực tiễn, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin - chân lý lớn của thời đại. Chủ nghĩa Mác - Lênin cung cấp cho Người nhân sinh quan cách mạng, thế giới quan, phương pháp luận khoa học và các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trên cơ sở đó, Người tổng kết kiến thức, tổng kết lịch sử và kinh nghiệm thực tiễn để hình thành nên “một phương lược cứu quốc đầy đủ nhất”.

Tuyên bố đi theo “chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin”, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã trở thành một nhà tư tưởng mác-xít sáng tạo. Nếu chủ nghĩa Mác - Lênin lấy giai cấp công nhân làm vũ khí “vật chất”, giai cấp công nhân lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm “vũ khí tinh thần”, thì Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm “vũ khí không gì thay thế được” cho nhận thức và hành động của mình. Nếu không có chủ nghĩa Mác - Lênin, Người sẽ không thể vượt khỏi những hạn chế của những sĩ phu Việt Nam yêu nước thời trước, tư tưởng của Người không thể mang đầy đủ đặc tính khoa học, cách mạng, nhân văn, con đường cứu nước mà Người vạch ra không thể trở thành con đường “bách chiến, bách thắng” như trên thực tế đã diễn ra. Có thể nói, dù tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành dưới sự tác động của nhiều nhân tố, bao gồm cả nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan, cả tiền đề lịch sử và tiền đề tư tưởng, hội tụ truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, nhưng quan trọng nhất, quyết định nhất vẫn là chủ nghĩa Mác - Lênin.

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2024

Cách mạng tự thân - Yêu cầu khách quan để Đảng Cộng sản Việt Nam trường tồn, vững bước

 Cách mạng tự thân là một trong những thuộc tính rất quan trọng của Học thuyết Mác - Lênin; là đáp án cho sự thành, bại của một chính Đảng Mácxít. C.Mác từng nhấn mạnh: “Chính đảng chủ nghĩa Mác muốn hoàn thành sứ mệnh cho cao cả, cần phải tự cách mạng”. Đảng Cộng sản Việt Nam trong hơn 94 năm qua đã lãnh đạo toàn dân đứng lên làm cách mạng, rồi tự cách mạng bản thân để làm cho mình thật trong sạch. Nhờ đó Đảng ta không ngừng vững mạnh, bắt nhịp cùng hơi thở thời đại, ngày càng tiên tiến, đạo đức và văn minh.

Vì sao phải cách mạng tự thân?

Thứ nhất, cách mạng tự thân là một thuộc tính quan trọng mà học thuyết Mác - Lênin đã chỉ dẫn.

C.Mác chỉ rõ: “Biện chứng không tôn thờ bất cứ điều gì, theo bản chất của nó, nó là phê phán và mang tính cách mạng”. Tính phê phán và tính cách mạng này không chỉ thể hiện trong đối tượng của cách mạng, mà còn thể hiện đối với bản thân một chính đảng Mácxít. Trong sứ mệnh cải tạo thế giới khách quan, con người cũng không ngừng cải tạo thế giới chủ quan của mình, làm cho thế giới chủ quan phù hợp với thế giới khách quan. Vậy nên, một chính đảng Mácxít muốn trường tồn tất yếu phải không ngừng cách mạng tự thân.

Thứ hai, cách mạng tự thân - bài học từ thực tiễn một số nước trên thế giới.

Ở Liên Xô, ngay từ buổi đầu xây dựng chính quyền Xôviết, V.I.Lênin đã cảnh báo: “Không có kẻ thù nào, dù là hung bạo nhất, có thể chiến thắng được những người cộng sản, ngoại trừ chính họ tự tan rã, chính những lỗi lầm của họ và họ không kịp sữa chữa”. Điều đó cho thấy, cùng với thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch từ bên ngoài, những lầm lẫn chuyển hóa thành sai lệch từ bên trong và những “giặc nội xâm”… tất cả hợp thành kẻ thù nguy hiểm nhất tiêu diệt một chính đảng Mácxít hoặc làm cho chính đảng Mácxít ấy tự rã rời, tự băng hoại, tự sụp đổ bất cứ lúc nào. Câu chuyện Liên Xô sụp đổ có nhiều nguyên nhân, trong đó, một trong những nguyên nhân quan trọng là sự lơ là, không chăm lo đến công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng; thậm chí phạm sai lầm nghiêm trọng: buông lỏng rồi đi đến xoá bỏ điều 6 trong Hiến pháp của Liên Xô. Nhấn mạnh về điều này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong bài viết “Vì sao Đảng Cộng sản Liên Xô tan rã?” đăng trên Tạp chí Cộng sản (tháng 4/1992) đã chỉ ra nguyên nhân chính là “việc “buông lơi” công tác xây dựng Đảng, xa rời quần chúng, mất uy tín nghiêm trọng trước Nhân dân, không được Nhân dân ủng hộ chính là tử huyệt, là nấm mồ chôn một thời huy hoàng của Liên Xô” Khác với Liên Xô, bài học từ sự thành công kỳ diệu của Trung Quốc là minh chứng sống động của việc một chính Đảng luôn biết làm “cách mạng bản thân”, xem đó là “đáp án thứ hai để Đảng Cộng sản Trung Quốc nhảy ra khỏi vòng chu kỳ lịch sử hưng thịnh suy tàn” để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới. Ở Trung Quốc, kể từ sau Đại hội lần thứ XVIII đến nay, vấn đề “cách mạng bản thân” luôn được nhấn mạnh. Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình nêu rõ: “Để Đảng ta luôn là người tiên phong của thời đại, là xương sống của dân tộc và luôn là Đảng cầm quyền theo chủ nghĩa Mác, bản thân nó phải vượt trội. Điều gì được coi là vượt trội, đó là dám tiến hành cách mạng bản thân”. Qua các thời kỳ cách mạng, đặc biệt trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới, Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn nhìn nhận rõ về các vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự lãnh đạo của Đảng, khiến Đảng bị suy yếu, bị hư hoá, bị mờ nhạt hoá, trở nên “hai mặt” về chính trị, “thiếu can xi tinh thần”, “bốn tác phong xấu”, vấn nạn tham nhũng… Từ đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc chủ trương: lấy đồng chí Tập Cận Bình làm hạt nhân, kiên trì “rèn sắt” để “bản thân thật cứng”, đi sâu thúc đẩy quản lý Đảng nghiêm minh, toàn diện. Nhờ đó, “đã khắc phục được những tiêu cực mà nhiều năm nay không thể khắc phụ được; chữa khỏi nhiều căn bệnh trong Đảng mà nhiều năm Đảng Cộng sản Trung Quốc chưa thể chữa khỏi được”. Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở Trung Quốc thời gian qua đã giành được những thắng lợi quan trọng, góp phần củng cố toàn diện chính trị, loại bỏ những hiểm hoạ, rủi ro nghiêm trọng, mở ra thời kỳ mới cho cuộc cách mạng bản thân của Trung Quốc như hiện nay.

Có thể nói, Liên Xô - Trung Quốc là hai gam màu tối - sáng để Đảng ta chiêm nghiệm và đúc rút những bài học kinh nghiệm quý cho sự lãnh đạo của mình. Vậy nên, trong bài viết quan trọng: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Nhận thức sâu sắc sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc đổi mới và bảo đảm cho đất nước phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đặc biệt chú trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, coi đây là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa”. Trong điều kiện mới, Đảng ta cần quan tâm và phát huy hơn nữa tinh thần tự cách mạng triệt để, tự soi, tự sửa mình để Đảng ta thực sự là một chính Đảng Mácxít chân chính, giữ vững vị thế, vai trò lãnh đạo để trường tồn cùng dân tộc.

Thứ ba, cách mạng tự thân là yêu cầu khách quan để có thể đáp ứng với cục diện thế giới và trong nước đầy biến động hiện nay.

Cục diện thế giới, trong nước hiện nay với rất nhiều biến động phức tạp, khó lường, khó đoán định, khó dự báo cùng những nguy cơ tiềm tàng ảnh hưởng đến sự tồn vong của một chính Đảng Mácxít. Một không gian hội nhập sâu rộng, trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, không gian 4.0 lan toả nhiều chiều… Đối mặt với nhiều mâu thuẫn mới, thách thức mới, nếu Đảng ta không đủ nhạy bén, không thấu suốt xu hướng phát triển mà kịp thời đề ra chủ trương, quyết sách đúng đắn thì sẽ không bắt nhịp cùng thời cuộc, thậm chí sẽ bị bỏ lại phía sau. Nếu Đảng ta không tự cách mạng bản thân triệt để, không nâng cấp mình để ngang tầm với nhiệm vụ mớithì những nguy cơ tiềm tàng (nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa; tụt hậu xa hơn về kinh tế, nạn tham nhũng và các tệ nạn xã hội; âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch) đã được Đảng ta chỉ ra từ Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ (1994), cộng với đó là tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa được ngăn chặn và đẩy lùi… tất cả sẽ là những hiểm hoạ khôn lường ảnh hưởng đến sự tồn vong của Đảng. Vì vậy, kiên trì làm cách mạng tự thân là nhu cầu khách quan của Đảng để có thể ứng phó với những rủi ro, nguy cơ, thách thức, để Đảng ta mãi trường tồn cùng nhịp đập thời đại.

Thứ tư, cách mạng tự thân là yêu cầu khách quan để Đảng ta hiện thực hoá mục tiêu, khát vọng phát triển đất nước.

Đảng ta vì lợi ích của nhân dân mà sinh ra “ngoài lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, Đảng ta không có lợi ích nào khác”. Trong giai đoạn mới, việc hiện thực hoá mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa” theo tinh thần Nghị Quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đang bước vào thời kỳ then chốt. Để đạt được mục tiêu đó không phải dễ dàng, không phải kiểu “đánh trống khua chiêng” là có thể thực hiện được, mà Đảng phải tự cách mạng bản thân với một tinh thần “quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, năng động, sáng tạo, tích cực, có bước đi phù hợp, phát huy mọi nguồn lực, động lực và tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa…”; “Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải quyết liệt, toàn diện, đồng bộ, thường xuyên cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ… Nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; thường xuyên củng cố, tăng cường đoàn kết trong Đảng và hệ thống chính trị…”. Có như vậy mới giúp Đảng ta nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu

Thứ Hai, 11 tháng 3, 2024

Một số biểu hiện cụ thể của chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân

 


 Sự quyên góp và giúp đỡ về vật chất trên quy mô thế giới cho những người công nhan vì đấu tranh mà mất chỗ làm.

- Sự ủng hộ về mặt vật chất và tinh thần cho những người cách mạng lưu vong phải chốn tránh các cuộc khủng bố của kẻ thù.

- Các cuộc đấu tranh đòi thả tù chính trị ở nước này hay nước khác.

- Các cuộc biểu dương lực lượng (mít tinh, biểu tình…) của giai cấp công nhân các nước ủng hộ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân một nước khác.

- Các hành vi phản kháng, bất phục tùng trong hàng ngũ quân xâm lược.

- Các cuộc bắt tay thân thiện ngay trên các chiến hào của các đạo quân đối diện nhau do giai cấp thống trị đưa đi làm bia đỡ đạn cho chiến tranh xâm lược.

- Các cuộc phản chiến và các cuộc binh biến, biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng, chống lại giai cấp bóc lột đang cầm quyền

- Sự giúp đỡ về nhiều mặt giữa các nước XHCN khác nhau và sự giúp đỡ của giai cấp công nhân đã nắm chính quyền đối với giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước khác và ngược lại. Và không biết bao nhiêu biểu hiện sinh động khác của chủ nghĩa quốc tế vô sản mà mục đích là làm cho lực lượng và phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và lực lượng tiến bộ không ngừng lớn mạnh lên.

Các tổ chức quốc tế của giai cấp công nhân


Trong tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ăng ghen đã nêu khẩu hiệu vĩ đại: “Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại”. Khẩu hiệu ấy kết tinh toàn bộ nội dung phong phú của bản cương lĩnh đầu tiên của giai cấp công nhân cách mạng, của những người cộng sản, đã là bó đuốc soi đường cho phong tràn công nhân tất cả các nước.

Quốc tế Cộng sản (quốc tế III) và V.Lênin lãnh đạo cuộc cách mạng vô sản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, khi chủ nghĩa tư bản đã chuyển thành chủ nghĩa đế quốc và đã phân chia nhau các thuộc địa trên khắp hành tinh. Một khẩu hiệu mới của CQ đã được V.Lênin giương cao cho phù hợp với hoàn cảnh mới: “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại”. V.Lênin khẳng định, giờ đây phải bổ sung lời kêu gọi quốc tế chủ nghĩa của C.Mác và Ăngghen bằng một lời kêu gọi mới rộng rãi hơn. Khẩu hiệu này đã soi đường không chỉ cho cách mạng vô sản ở các nước tư bản “chính quốc” mà còn dấy lên một phong trào cách mạng giải phóng rộng lớn hơn ở các thuộc địa theo hướng cách mạng vô sản.

Là một người sống trong hoàn cảnh thuộc địa, đấu tranh cho nền độc lập dân tộc của chính nước mình, sau khi đã đi qua nhiều nước trên khắp các châu lục và đã nghiên cứu kỹ chủ nghĩa Mác- Lênin, Hồ Chí Minh đã nắm chắc các khẩu hiệu của C.Mác và Ănggnhen và V.Lênin đã từ đó vận dụng vào hoàn cảnh đấu tranh mới của thời đại. Người nói “Vậy là, dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản”. Từ đó người đã chủ trương phải kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, và trong thời đại ngày nay, độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội. 

Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2024

Chống “bệnh lười” học tập, nghiên cứu Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

 

“Bệnh lười” học tập, nghiên cứu Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nguyên nhân sinh ra chủ quan và suy thoái về tư tưởng chính trị, dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, đe dọa sự tồn vong của Đảng.

Thứ Ba, 5 tháng 3, 2024

CHỦ NGHĨA QUỐC TẾ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN HIỆN NAY KHÔNG BỊ “DIỆT VONG”, KHÔNG “LỖI THỜI” MÀ LUÔN TỒN TẠI KHÁCH QUAN VÀ ĐANG NGÀY CÀNG PHỤC HỒI

 Một là, sự đoàn kết, thống nhất về ý chí, mục tiêu của giai cấp công nhân đã được hình thành và thể hiện sinh động trong thực tiễn trước khi có sự ra đời của CNXH hiện thực (đánh dấu bằng sự thành công của Cách mạng Tháng Mười Nga và sự phát triển của hệ thống các nước XHCN).

Giai cấp công nhân ra đời và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển của nền đại công nghiệp (bắt đầu từ Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (ở nửa sau của thế kỷ XVIII). Và cũng chính nền đại công nghiệp - với đặc điểm nổi bật là phân công lao động, chuyên môn hóa và sự liên kết ngày càng chặt chẽ, mở rộng trong sản xuất, từ đó tất yếu dẫn đến sự liên kết giữa những người lao động không cùng xí nghiệp, không cùng quốc gia. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh những cuộc dịch chuyển lao động công nghiệp từ Anh sang Mỹ, Canađa... từ thế kỷ XIX; lịch sử cũng đã chứng kiến sự đoàn kết đấu tranh của những công nhân châu Âu, mà tiêu biểu là phong trào cách mạng 1848 -1849, Công xã Pari... Hay như những người công nhân từ các nước thuộc địa của Pháp đã đoàn kết cùng nhau phản chiến, chống lại sự tham gia của chiến hạm Pháp cùng các nước đế quốc chống lại Nhà nước Nga Xô viết non trẻ mới ra đời...

Hai là, hiện nay, nền đại công nghiệp càng phát triển do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, càng tạo điều kiện vật chất - kỹ thuật thuận lợi, tất yếu cho sự đoàn kết, thống nhất trên phạm vi toàn thế giới của giai cấp công nhân. Việc sản xuất và trao đổi theo các chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành phổ biến trong liên kết quốc tế. Cùng với đó là các hình thức liên kết phong phú khác như mạng sản xuất, xuất khẩu lao động, làm việc theo nhóm chuyên gia...

Ba là, cơ sở chính trị - xã hội cho sự đoàn kết, thống nhất quốc tế của giai cấp công nhân và đội tiền phong của mình chính là để đấu tranh chống lại sự áp bức, bóc lột, bất công mang tính toàn cầu của chủ nghĩa tư bản cũng như thực hiện những mục tiêu tiến bộ của nhân loại. Thực tế hiện nay cho thấy, những vấn đề toàn cầu ngày càng gay gắt, phức tạp, bất công xã hội do chủ nghĩa tư bản gây ra ngày càng rõ nét và đa dạng hơn.

Trong xã hội hiện đại, chủ nghĩa tư bản càng khoét sâu hơn những mâu thuẫn xã hội, chia rẽ các tầng lớp lao động, bằng cách tạo ra sự phân biệt giàu nghèo, giới tính, màu da, sắc tộc, quốc gia. Các chủ tư bản tìm mọi cách chia rẽ tình đoàn kết của giai cấp công nhân. Tuy nhiên, thực tế đó càng làm cho những người lao động, công nhân đoàn kết với nhau một cách mạnh mẽ hơn. Sự đoàn kết ấy đã diễn ra giữa công nhân và bất cứ tầng lớp lao động nào bị phân biệt đối xử, sự bất công trong xã hội, bởi lẽ, công nhân chỉ thực sự được giải phóng, khi mọi tầng lớp lao động khác đều nhận được sự công bằng, bình đẳng. Vì vậy, công nhân đoàn kết với các phong trào giải phóng dân tộc, giải phóng phụ nữ... Từ đó, sức mạnh đoàn kết ngày càng được lan tỏa, lực lượng xã hội tham gia ngày càng được quy tụ rộng rãi trên phạm vi toàn cầu.

Hơn thế nữa, thế giới cũng đang đứng trước những vấn đề toàn cầu ngày càng gay gắt, cấp bách hơn, đòi hỏi sự đoàn kết quốc tế để đối phó và giải quyết, như vấn đề chiến tranh, xung đột dân tộc, sắc tộc, khủng bố, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh... nhằm hướng tới mục tiêu chung của nhân loại và thời đại: hòa bình, dân chủ, tiến bộ xã hội, phát triển bền vững.

Tại các diễn đàn, hội nghị quốc tế giữa các đảng cộng sản, đảng công nhân, đảng cánh tả, các tổ chức xã hội tiến bộ... trên thế giới, ngoài các chủ đề thảo luận về bản chất của chủ nghĩa tư bản hiện đại (chủ nghĩa tự do mới...), đa số các chủ đề thảo luận đều liên quan đến các vấn đề toàn cầu (Chủ đề của Diễn đàn các đảng cộng sản và công nhân thế giới - IMCWP lần thứ 22, năm 2022, tại Cu Ba: “Đoàn kết với Cuba và tất cả các dân tộc đang gặp khó khăn. Chúng ta đoàn kết mạnh hơn trong chống đế quốc đấu tranh cùng với các phong trào xã hội và quần chúng chống lại chủ nghĩa tư bản và các chính sách của nó, mối đe dọa của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh; bảo vệ hòa bình, môi trường, quyền của người lao động, đoàn kết và chủ nghĩa xã hội”; Tuyên bố chính trị của Đại hội lần thứ 22 Hội đồng Hòa bình thế giới tại Việt Nam, tháng 11-2022: “Tăng cường đoàn kết, tăng cường tập hợp các lực lượng yêu chuộng hòa bình, tiến bộ trên thế giới để tiếp tục đấu tranh vì hòa bình, công lý, dân chủ, công bằng xã hội và phát triển bền vững, chống lại chiến tranh, chống lại áp bức, bóc lột, bất công”...

       Bốn là, các chủ thể cùng đoàn kết, thống nhất tham gia thực hiện sứ mệnh toàn thế giới của giai cấp công nhân hiện nay ngày càng đa dạng hơn: Không chỉ là các đảng cộng sản cầm quyền, giai cấp công nhân, đảng cộng sản và đảng công nhân đang xác lập quyền lực, mà còn là các lực lượng xã hội tiến bộ đấu tranh vì mục tiêu của nhân loại hiện nay; hình thức thực hiện cũng đa dạng hơn: cả song phương và đa phương.

Có thể nói, trong bối cảnh hiện nay, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, CNQT của GCCN đang gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, bất lợi từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nhưng sự đoàn kết của các lực lượng này, vì những mục tiêu tiến bộ của thời đại cũng như sự hiện thực hóa các giá trị của CNXH, cùng với những cơ sở khách quan về kinh tế và chính trị - xã hội hiện nay, thì sự phục hồi của nó sẽ không có thế lực nào ngăn cản được. Những luận điệu sai trái, thù địch đang cố tình phủ nhận CNQT của GCCN, cũng chính là phủ nhận sức sống và giá trị thời đại của chủ nghĩa Mác - Lênin, phủ nhận CNXH, và cũng chính là những thế lực đang ngăn cản sự phát triển của nhân loại.